FMCFMC

Insulin là một hormone quan trọng được tiết ra bởi tuyến tụy, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy, không chỉ glucose mà protein và chất béo cũng ảnh hưởng đến quá trình tiết insulin, thậm chí mạnh hơn ở một số người. Vậy insulin hoạt động như thế nào và làm thế nào để sử dụng công nghệ theo dõi đường huyết để quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả hơn?

1. Ngắn gọn về insulin và bệnh đái tháo đường 

Insulin là một hormon được tuyến tụy trong cơ thể tiết ra để duy trì cân bằng các chất trong máu, đặc biệt là đường huyết. Insulin được sản xuất chủ yếu bởi tế bào beta ở tuyến tụy. Khi thức ăn được tiêu hóa, chất dinh dưỡng được giải phóng và đường được hấp thu vào máu, các tế bào trong tuyến tụy tiết ra insulin để đưa đường từ máu vào các tế bào của cơ thể để lưu trữ và sử dụng làm năng lượng. Ngược lại, khi đói, khi ngủ và giữa các bữa ăn, cơ thể bạn duy trì một lượng insulin nền thấp để tránh đường huyết bị giảm quá mức. Tất cả những điều này xảy ra tự động!

Người đái tháo đường có sự rối loạn chuyển hóa carbohydrat, tăng đường huyết trong máu và liên quan đến số lượng hoặc hoạt động insulin. Ở người bị ĐTĐ tuýp 1, các tế bào sản sản xuất insulin (tế bào beta) bị phá hủy, làm cho cơ thể không có đủ insulin. Ở người bị ĐTĐ tuýp 2, lượng insulin cũng ít hơn so với người bình thường, đồng thời các tế bào cũng suy giảm phản xạ của chúng với insulin. Điều này là lý do làm cho mức đường huyết của họ không được điều hòa, và có sự tăng hạ đường huyết không được kiểm soát.

2. Các chất làm tăng tiết insulin: không chỉ glucose  

Từ lâu, người ta đã biết rằng glucose nạp vào từ thức ăn (chứa carbohydrat) kích thích tuyến tụy tiết insulin nhiều hơn các chất khác. Bên cạnh đó, chất đạm và chất béo cũng điều chỉnh quá trình bài tiết này, nhưng quá trình này chưa được hiểu biết rõ. Người ta chỉ biết rằng chất đạm và chất béo chỉ ảnh hưởng nhẹ đến việc sản xuất insulin. 

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học ở Đại học British Columbia (Canada) được công bố đã cho thấy rằng những người khác nhau có phản ứng tiết insulin khác nhau. Ở nhiều người, chất đạm và chất béo thậm chí kích thích tiết insulin nhiều hơn so với carbohydrat. Một nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học Nhật Bản trên người trưởng thành cũng đã chứng minh lượng axit béo bão hòa cao trong thức ăn sẽ kích thích tiết insulin. Các phát hiện này cho thấy quá trình sản xuất insulin mang tính cá nhân hơn, mở đường cho việc điều trị bệnh thông qua chế độ ăn uống phù hợp.

3. Ảnh hưởng của chế độ ăn lên sự điều hòa đường huyết

Người bị bệnh tiểu đường thường được khuyên là nên có chế độ ăn tập trung vào kiểm soát tinh bột và đường, do chúng có bằng chứng khoa học lên đường huyết và sự bài tiết insulin. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các chất dinh dưỡng khác, như chất béo và chất đạm, cũng có tác động lên quá trình bài tiết insulin này, thậm chí mạnh hơn glucose. Ví dụ, các tế bào tuyến tụy của người đái tháo đường tuýp 2 phản ứng kém với glucose để bài tiết insulin, nhưng chúng có thể phản hồi tốt với chất đạm và chất béo. Một chế độ ăn tăng chất đạm và chất béo có thể hữu ích cho bệnh nhân trong trường hợp này. Do đó, một phương pháp tiếp cận mới cho người đái tháo đường đang được đề ra, trong đó nhấn mạnh phương pháp cá nhân hóa chế độ ăn uống dựa trên phản ứng của đường huyết đối với các chất dinh dưỡng khác nhau. 

4. Các loại insulin điều trị đái tháo đường và lưu ý sử dụng

Insulin là một loại hormone quan trọng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến việc lượng đường trong máu tăng cao. Trong trường hợp này, việc tiêm insulin là cần thiết để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, có nhiều loại insulin khác nhau, mỗi loại có thời gian tác dụng và cách sử dụng riêng. Việc lựa chọn loại insulin phù hợp phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của từng người bệnh.

Dưới đây là một số loại insulin phổ biến:

  • Insulin tác dụng nhanh: Bắt đầu tác dụng trong vòng 15 phút sau khi tiêm, đạt đỉnh điểm sau 1-2 giờ và kéo dài khoảng 2-4 giờ. Thường được sử dụng trước bữa ăn để kiểm soát lượng đường huyết sau ăn.
  • Insulin tác dụng ngắn: Bắt đầu tác dụng khoảng 30 phút sau khi tiêm, đạt đỉnh điểm sau 2-4 giờ và kéo dài khoảng 5-8 giờ. Cũng được dùng trước bữa ăn.
  • Insulin tác dụng trung bình: Bắt đầu tác dụng khoảng 1-2 giờ sau khi tiêm, đạt đỉnh điểm sau 4-12 giờ và kéo dài khoảng 12-18 giờ. Thường được tiêm 1-2 lần/ngày.
  • Insulin tác dụng kéo dài: Bắt đầu tác dụng vài giờ sau khi tiêm, không có đỉnh điểm rõ ràng và kéo dài khoảng 24 giờ hoặc hơn. Giúp duy trì lượng đường huyết ổn định giữa các bữa ăn và qua đêm.
  • Insulin hỗn hợp: Là sự kết hợp của insulin tác dụng nhanh/ngắn và insulin tác dụng trung bình/kéo dài trong cùng một mũi tiêm.

Lưu ý khi sử dụng insulin:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Liều lượng và loại insulin cần được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe của từng người. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại insulin.
  • Thời gian tiêm: Điều quan trọng là tiêm insulin đúng thời điểm, đặc biệt là insulin tác dụng nhanh, để đảm bảo rằng nó hoạt động hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết sau bữa ăn.
  • Kỹ thuật tiêm đúng cách: Học và thực hành kỹ thuật tiêm insulin đúng cách để đảm bảo thuốc được hấp thụ hiệu quả.
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên: Việc theo dõi đường huyết thường xuyên giúp đánh giá hiệu quả của insulin và điều chỉnh liều lượng khi cần thiết.
  • Bảo quản insulin đúng cách: Bảo quản insulin trong tủ lạnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

5. Làm thế nào để cá nhân hóa chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường? 

Như chúng ta đã thấy, không phải quá trình tiết insulin và chuyển hóa của mỗi người đều giống nhau, nên không có chế độ ăn uống nào có thể áp dụng cho toàn bộ mọi người để kiểm soát tốt đường huyết. Một chế độ ăn uống được điểu chỉnh theo nhu cầu cho từng cá nhân sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và việc bài tiết insulin tốt hơn. Như vậy, làm thế nào để biết chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào lên cơ thể bạn?

Với máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT MediCare, việc quản lý bệnh tiểu đường trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết. Thiết bị này không chỉ đo lường mức đường huyết một cách chính xác mà còn cung cấp những thông tin chi tiết về cách thức cơ thể bạn phản ứng với từng loại thực phẩm, bao gồm cả carbohydrat, chất béo, và chất đạm như đã đề cập ở trên.

Bằng cách theo dõi liên tục mức đường huyết, bạn có thể phát hiện sớm những biến động bất thường và điều chỉnh lối sống kịp thời. Nhờ đó, bạn có thể xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường hoạt động thể chất và kiểm soát bệnh tiểu đường một cách chủ động.

FPT MediCare tự hào là đơn vị tiên phong trong việc đưa công nghệ theo dõi đường huyết mới nhất đến với người Việt Nam. Máy đo đường huyết liên tục 3P, khi kết hợp với ứng dụng FPT MediCare, sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm quản lý bệnh tiểu đường hoàn toàn mới. 

Để hiểu hơn về lợi ích của máy đo đường huyết liên tục, bạn có thế tham khảo thêm sản phẩm Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT, hoặc qua các bài viết khác trên trang web https://web.fptmedicare.vn/. 

Bài viết tham khảo nguồn: 

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0271531714001201?via%3Dihub

https://www.med.ubc.ca/news/proteins-and-fats-can-drive-insulin-production-for-some-paving-way-for-tailored-nutrition/?utm_campaign=news&utm_source=linkedin&utm_medium=social https://newatlas.com/health-wellbeing/proteins-fats-insulin-production/

hotrongay
tuvanngay
Previous Post
Newer Post
Shopping Cart (0 items)