FMCFMC

1. Triệu chứng tiểu đườngtrẻ em  

Triệu chứng con bạn có thể gặp khi mắc bệnh tiểu đường : 

– Tiểu nhiều, tiểu thường xuyên: có thể nhận biết qua các biểu hiện 

    • Trẻ sơ sinh: tả nặng hơn so với trước đó 
    • Trẻ em: đái dầm 
    • Trẻ hay thức dậy giữa đêm để đi tiểu 

Khát nhiều và không thể giảm được cơn khát 

    • Trẻ đòi uống nước thường xuyên hơn 
    • Uống nhanh hơn nhiều hơn bình thường 

Ốm nhiều, đói nhiều, mệt mỏi 

    • Thiếu năng lượng, không chơi nhiều như bình thường,  
    • Mệt mỏi, không muốn chơi thể thao  
    • Sụt cân hoặc trông gầy hơn bình thường 

Dễ bị nhiễm trùng hơn bình thường 

Đối với tiểu đường loại 1, các dấu hiệu này xảy ra rầm rộ và dễ nhận biết. Đặc biệt là tình trạng đái dầm sụt cân nhiềutrẻ.  

Trong khi đó, các trẻ mắc tiểu đường type 2 thường khó nhận biết hơn các triệu chứng diễn tiến âm ỉ qua nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Tuy nhiên, một sô dấu hiệu đặc trưng bố mẹ cũng cần lưu ý ở trẻ như: 

– Nhìn mờ  

– Xuất hiện dấu gai đen (da ở cổ, gáy, nách và vùng kín có màu đen xạm, không mịn đều như bề mặt da thông thường. Đây là điểm khác biệt so với đái tháo đường loại 1. 

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ con mình mắc tiểu đường, hãy liên hệ bác sỹ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm đái tháo đường  và chẩn đoán bệnh. 

tiểu đường ở trẻ em
Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ em – Những điều ba mẹ cần biết

2. Những đứa trẻ nào nguy mắc bệnh tiểu đường?

2.1 Yếu tố nguy mắc tiểu đường loại 1 

  • Tiền sử gia đình: Có người thân trực hệ (cha mẹ, anh chị em, con ruột mắc tiểu đường tuýp 1)  
  • Gen di truyền: Một số loại gen nhất định có khả năng tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 1 
  • Virus: Một số loại virus có liên quan đến quá trình khởi phát đái tháo đường tuýp 1 

Tham khảo: Virus nào khiến bạn tăng nguy mắc tiểu đường tuýp 1 

  • Độ tuổi:  

Nguy cơ mắc cao nhất là 4-7 tuổi.  

– Nguy cơ cao thứ hai ở đối tượng 10-14 tuổi. 

2.2 Yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 

  • Bị thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2)  
  • Tiền sử gia đình: Có người thân đời thứ nhất (cha mẹ, anh chị em, con ruột mắc tiểu đường loại 2)  
  • Chủng tộc hoặc dân tộc: Người gốc Á có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 
  • Tuổi và giới tính 

– Thường phát triển ở thời kỳ sớm của độ tuổi thanh thiếu niên  

– Ở tuổi thanh thiếu niên, các bé gái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bé trai  

Có mẹ đã từng bị tiểu đường thai kỳ  

  • Trẻ tiền sử sinh non (sinh ra trước 37 tuần thai) hoặc nhẹ cân (sinh ra với cân nặng dưới 2,5 kg). 
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn thịt đỏ, thịt chế biến và uống đồ có đường nhiều cũng tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2)  
  • Ít hoạt động thể chất  
  • Có tiền sự bị tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc rối loạn lipid máu 

Tham khảo: Công cụ xác định BMI cho con bạn

3. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đườngtrẻ em 

Hầu hết lượng đường trong cơ thể đến từ thực phẩm. Khi thức ăn được tiêu hóa, đường sẽ đi vào máu. Insulin cho phép đường đi vào tế bào và làm giảm lượng đường trong máu. 

Insulin được sản xuất bởi một tuyến nằm phía sau dạ dày gọi là tuyến tụy. Tuyến tụy gửi insulin vào máu khi bạn ăn uống. Khi lượng đường trong máu bắt đầu giảm, tuyến tụy sẽ làm chậm quá trình tiết insulin vào máu. 

Khi con bạn bị mắc tiểu đường, quá trình này sẽ bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân: 

  • Với đái tháo đường tuýp 1:  

+ Hệ thống miễn dịch của cơ thể đã “tấn công nhầm” các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Từ đó, cơ thể con bạn có thể sản xuất ít hoặc không thể sản xuất insulin nữa. 

+ Nguyên nhân của việc “tấn công nhầm” này có thể liên quan các yếu tố di truyền và môi trường sống. 

  • Với đái tháo đường tuýp 2:  

+ Tuyến tụy có thể không tạo đủ insulin hoặc các tế bào trở nên đề kháng với insulin và không cho phép nhiều đường vào. 

+ Nguyên nhân của việc đề kháng insulin có thể liên quan đến yếu tố lịch sử gia đình và di truyền. 

Tham khảo: Vai trò của Insulin

4. Khi nào nên đến gặp bác sĩ 

  • Khi con bạn có bất kỳ dấu hiệu của đái tháo đường (kể cả tuýp 1 và tuýp 2)  
  • Khi con bạn thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh, bé cần được khám sàng lọc định kỳ để tầm soát đái tháo đường.  
  • Riêng đối với đái tháo đường tuýp 2, bệnh thể phòng ngừa được. Nếu phát hiện sớm, bệnh thể được kiểm soát tốt giảm thiểu các biến chứng có khả năng xảy ra. Do đó, các ph huynh cn lưu ý khuyến o sau để bảo vệ sức khe cho con mình nhé! 

Khuyến cáo khám sàng lọc tiểu đường tuýp 2 ở trẻ có 3 yếu tố 

(Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa K– ADA) 

  • Bắt đầu dậy thì hoặc ở độ tuổi ≥10,  
  • Bị thừa cân hoặc béo phì,  
  • Có ít nhất một yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng mắc đái tháo đường tuýp 2 (tham khảo mục 2 ). 

5. Phòng ngừa bệnh tiểu đường cho bé  

5.1 Đối với tiểu đường loại 1  

Hiện tại, vẫn chưa có cách ngăn ngừa khả năng mắc bệnh. Các nhà khoa học vẫn đang tiến hành nghiên cứu các phương pháp thể giúp những bệnh nhân mới được chẩn đoán giảm thiểu các tổn thương trên tuyến tụy.  

5.2 Đối với tiểu đường loại 2 

Việc lựa chọn lối sống lành mạnh sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng bệnh. Theo đó, những việc bé cũng như bố mẹ cần làm để giúp bé ngăn ngừa khả năng mắc bệnh bao gồm: 

NHỮNG ĐIỀU TRẺ NÊN LÀM 

  • Ăn thực phẩm lành mạnh 
  • Vận động thường xuyên 
  • Duy trì cân nặng, tránh tăng cân 

 

BỐ MẸ CÓ THỂ GIÚP GÌ? 

  Thiết kế chế độ ăn lành mạnh cho con 

  • Cung cấp các loại thực phẩm ít béo và ít calo,  
  • Tập trung vào các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt 
  • Cố gắng đa dạng để tránh nhàm chán.  

   Khuyến khích trẻ em trở nên năng động hơn 

  • Đăng ký cho con tham gia đội thể thao hoặc lớp học nhảy., 

   Lựa chọn lối sống lành mạnh cho cả gia đình  

  • Điều này có lợi cho cả bé và các thành viên khác trong gia đình 

 

Bài viết tham khảo nguồn:  

hotrongay
tuvanngay
Previous Post
Newer Post
Shopping Cart (0 items)