FMCFMC

Người tiểu đường hoàn toàn có thể uống cà phê, bởi cà phê không chỉ mang lại cảm giác tỉnh táo mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại cà phê và kiểm soát lượng tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Trong bài viết này, FPT Medicare sẽ cùng bạn giải đáp câu hỏi “Người tiểu đường có uống cafe được không” và khám phá những lưu ý cần thiết để sử dụng cà phê an toàn và hiệu quả.

1. Cà phê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Vậy, người tiểu đường có uống cafe được không? Các nghiên cứu đã chứng minh rằng uống cà phê thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Một phân tích lớn kéo dài 20 năm trên hơn 45.000 người cho thấy, càng uống nhiều cà phê mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh càng giảm. Cụ thể, uống 1 cốc cà phê mỗi ngày giảm nguy cơ khoảng 8%, trong khi uống 6 cốc mỗi ngày có thể giảm nguy cơ lên đến 33%.

Đặc biệt, cà phê chứa caffeine dường như hiệu quả hơn cà phê khử caffeine. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng những người tiêu thụ lượng cà phê cao nhất (khoảng 10 cốc mỗi ngày) giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 30%. Đối với nhóm uống cà phê khử caffeine, nguy cơ này cũng giảm đáng kể, ở mức 20%.

Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến mất ngủ, hồi hộp, tăng huyết áp, buồn nôn, đau đầu…

Do đó, có thể nói rằng cà phê – đặc biệt là cà phê có caffeine – có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi được sử dụng thường xuyên. Dẫu vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, việc tiêu thụ nên được duy trì ở mức độ vừa phải. Như vậy, cà phê, đặc biệt là cà phê không đường, có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường, và câu trả lời cho câu hỏi người tiểu đường có uống cafe được không là có.

2. Thận trọng với cà phê có đường

Mặc dù cà phê mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải mọi cách tiêu thụ cà phê đều có tác động tích cực, đặc biệt là cà phê có đường (SSC – sugar sweetened coffee). Một nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy gần 50% bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ cà phê có đường, và điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết.Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, những người tiêu thụ cà phê có đường thường xuyên có mức đường huyết lúc đói và HbA1c cao hơn đáng kể. Đồng thời khó đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết cần thiết hơn so với nhóm tiêu thụ ít hơn. Đây là một lời cảnh báo quan trọng, nhấn mạnh vai trò của việc giáo dục bệnh nhân về kiểm soát đường huyết và thói quen ăn uống.

3. Người bệnh tiểu đường nên uống cà phê như thế nào?

Vậy, người tiểu đường có uống cafe được không và nên uống như thế nào? Mặc dù có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa cà phê và đường huyết ở người tiểu đường, nhưng hiện tại vẫn chưa có khuyến nghị cụ thể về lượng cà phê phù hợp. Điều quan trọng là hiểu được sự ảnh hưởng của cà phê cũng như các loại thực phẩm và đồ uống khác đến đường huyết của cơ thể bạn. Công nghệ hiện đại chính là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho điều này.

Máy đo đường huyết liên tục mang lại lợi ích vượt trội, đặc biệt nếu được tích hợp với ứng dụng trên điện thoại di động. Thiết bị này không chỉ giúp bạn theo dõi sự thay đổi đường huyết theo thời gian thực, mà còn cho phép nhận diện rõ ràng tác động của từng món ăn hay đồ uống. Chẳng hạn, bạn có thể quan sát biểu đồ đường huyết thay đổi sau khi nhâm nhi ly cà phê hoặc các món yêu thích. Dựa vào đó, bạn dễ dàng điều chỉnh khẩu phần hoặc giảm lượng tiêu thụ một cách phù hợp, giúp duy trì đường huyết ổn định mà vẫn tận hưởng được những món ăn yêu thích.

Tóm lại, người tiểu đường có uống cafe được không? Có, nhưng nên ưu tiên cà phê không đường và uống với lượng vừa phải. Cà phê ngon không cần phải từ bỏ, nhưng người bệnh tiểu đường cần một chút khéo léo và chủ động để biến thói quen này thành một phần của lối sống lành mạnh. Bằng cách sử dụng máy đo đường huyết liên tục, bạn có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn mà vẫn tận hưởng từng giọt cà phê thơm ngon mỗi ngày.

Để biết thêm về máy đo đường huyết liên tục 3P, bạn có thể truy cập bài viết <gắn link landingpage 3P>

Tài liệu tham khảo:

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9782232

https://diabetesjournals.org/care/article/37/2/569/29536/Caffeinated-and-Decaffeinated-Coffee-Consumption

https://link.springer.com/article/10.1007/s00394-013-0603-x

hotrongay
tuvanngay
Previous Post
Newer Post
Shopping Cart (0 items)