FMCFMC

1. Các ngưỡng đường huyết gây nguy hiểm cho bạn 

1.1 Mức đường huyết bình thường của bạn là bao nhiêu

Thông thường, mức đường huyết của bạn sẽ dao động tùy theo từng thời điểm khác nhau của bữa ăn, cụ thể như sau: 

Bảng 1: Chỉ số đường huyết bình thường của bạn bao nhiêu? 

Chỉ số  Giá trị bình thường 
Đường huyết đói (nhịn ăn ít nhất 8 giờ)  70 – 99 mg/dl 
Đường huyết sau ăn 2 giờ  < 140 mg/dl 
Đường huyết ngẫu nhiên  < 200 mg/dl 

1.2 Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? 

Ở người lớn mắc đái tháo đường không mang thai, mức đường huyết mục tiêu cần đạt là 80-130 mg/dl. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, nhất là giai đoạn đầu của bệnh, mức đường huyết của bạn thường sẽ dao động và không ổn định. Trong đó, các mức đường huyết bạn cần lưu ý được thể hiện trong bảng 2

Bảng 2: Các mức chỉ số đường huyết nguy hiểm

Các ngưỡng đường huyết cần lưu ý  Tình trạng bệnh  Nhóm bệnh 
350 – 500 mg/dl  Nhiễm toan ceton mức độ trung bình – nặng  Tăng đường  

huyết 

250 mg/dl  Nhiễm toan ceton mức độ nhẹ 
Các ngưỡng đường huyết cần lưu ý  Tình trạng bệnh  Nhóm bệnh 
54 – 69 mg/dl  Hạ đường huyết mức độ nhẹ  Hạ đường  

huyết 

< 54 mg/dl  Hạ đường huyết mức độ trung bình – nặng 

2. Tăng đường huyết 

2.1 Triệu chứng của tăng đường huyết 

Dấu hiệu tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu của bạn tăng cao. Nó thường không gây ra các triệu chứng cho đến khi đường huyết tăng vượt ngưỡng 180-200 mg/dl.   

Các triệu chứng ban đầucủa tăng đường huyết gồm: 

Đi tiểu thường xuyên  

Khát nhiều  

Nhìn mờ  

Cảm thấy yếu người hoặc mệt mỏi hơn bình thường  

Giảm cân 

Nếu không được điều trị, tăng đường huyết có thể dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceton – một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. 

Các triệu chứng nhiễm toan ceton bạn có thể gặp là:

Triệu chứng sớm  Triệu chứng khi bệnh trở nặng 
Khát nước nhiều,  

– Đi tiểu nhiều hơn bình thường 

– Thở nhanh, sâu, hơi thở có mùi ceton (mùi trái cây) 

– Da và miệng khô, mặt đỏ bừng. 

– Đau đầu, cứng cơ hoặc đau nhức, 

– Cảm thấy rất mệt 

– Đau bụng, buồn nôn và nôn mửa 

Khi bạn cảm thấy mình bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của nhiễm toan ceton, bạn nên thực hiện các bước sau: 

XỬ TRÍ KHI NHIỄM TOAN CETON 
  • Kiểm tra đường huyết ngay  : Nếu đường huyết của bạn ở mức > 240 mg/dl
  • Kiểm tra nồng độ ceton trong máu: dùng bộ kit xét nghiệm ceton trong nước tiểu/ Hoặc dùng máy đo nồng độ ceton trong máu  
  • Nếu kết quả âm tính, lặp lại kiểm tra sau mỗi 4-6 giờ để theo dõi  

Trường hợp bạn kết quả ceton dương tính, hãy liên hệ ngay cho bác điều trị. Nếu tình trạng nhiễm toan ceton được phát hiện sớm, bác thể chỉ định điều trị tại nhà kèm theo hướng dẫn chi tiết. 

Tham khảo: Nhiễm toan ceton – “Cơn ác mộngcủa bệnh nhân tiểu đường

2.2 Đâu là lý do khiến bạn tăng đường huyết? 

Các nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết có thể được chia thành 2 nhóm chính như sau: 

Lối sống :

  • Ăn uống: Ăn nhiều hơn khẩu phần cho phép, ăn quá nhiều thực phẩm có đường hoặc tinh bột 
  • Tập luyện: Tập thể dục ít hơn so với kế hoạch tập luyện 
  • Tinh thần: Có những vấn đề stress khác như mâu thuẫn trong gia đình và các mối quan hệ 
  • Bị ốm/bị bệnh: Bị stress do bị bệnh, ví dụ như bị cảm lạnh hoặc cảm cúm 

Dùng thuốc: Sử dụng thuốc trị tiểu đường chưa đủ liều lượng 

Bệnh lý 

  • Đái tháo đường tuýp 1: Cơ thể không có đủ insulin để sử dụng đường, từ đó khiến đường huyết tăng cao trong cơ thể. 
  • Đái tháo đường tuýp 2: Cơ thể có thể có đủ insulin, nhưng nó không hoạt động hiệu quả như bình thường, điều này cũng gây ra tình trạng tăng đường huyết. 
  • “Hiệu ứng bình minh”: Đây là hiện tượng tăng đường huyết vào sáng sớm ở người mắc bệnh tiểu đường. 

2.3 Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết? 

Nếu bạn bị tiểu đường, điều quan trọng là cố gắng ngăn chặn lượng đường trong máu của bạn tăng lên quá cao. 

BẠN NÊN 
Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyênnhận biết các triệu chứng của tăng đường huyết để kịp thời xử trí 

  • Dùng đúng chỉ định các thuốc trị tiểu đường mà bạn đã được bác sĩ kê đơn 
  • Tránh ăn quá nhiều thực phẩm có đường hoặc tinh bột 
  • Cố gắng tìm cách để quản lý căng thẳng 
  • Luyện tập thể dục đều đặn 
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân 
  • Tuân thủ lời dặn của bác sĩ về những nguyên tắc quản lý đái tháo đường khi bị ốm/ bị bệnh 
KHÔNG NÊN
× B hoặc thay đổi liều thuốc trị tiểu đường, trừ khi được bác chỉ định 
HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ NẾU 
  • Bạn đã cố gắng giảm nhưng mức đường huyết của bạn vẫn cao hoặc bạn vẫn có các triệu chứng của tăng đường huyết
  • Bạn có các triệu chứng của tăng đường huyếtchưa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường 
Làm gì để tránh tăng đường huyết
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết?

3. Hạ đường huyết 

3.1 Triệu chứng của hạ đường huyết 

Biểu hiện của hạ đường huyết xảy ra khi người mắc bệnh tiểu đường không có đủ lượng đường glucose trong máu. Thông thường, các triệu chứng hạ đường huyết sẽ bắt đầu xuất hiện khi chỉ số đường huyết của bệnh nhân dưới mức 70 mg/dl. 

Các triệu chứng của hạ đường huyết mức độ nhẹ gồm: 

  • Đói, run và vã mồ hôi  
  • Lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh  
  • Buồn ngủ, chóng mặt, da nhợt nhạt  

Trong trường hợp này, người bệnh hoặc người nhà có thể sơ cứu bệnh nhân bằng cách áp dụng quy luật 15-15, cụ thể:  

QUY LUẬT 15-15 
+ Nạp ngay 15 gam đường glucose, ví dụ: 

    • 3-4 viên kẹo 
    • 1 muỗng canh đường (3 muỗng cà phê đường) 
    • 1/2 lon nước ngọt 
    • 1 hộp sữa tươi có đường 250 mL 

Sau đó, kiểm tra lại đường huyết sau mỗi 15 phútnếu đường huyết còn thấp dưới 70 mg/dL, lặp lại các bước trên 

+ Khi tình trạng hạ đường huyết không cải thiện sau 3 lần xử trí theo quy luật 15 cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện 

Ngay khi đường huyết tăng lên trên mức 70 mg/dl, nên dùng 1 bữa ăn nhẹ nếu chưa đến bữa ăn chính 

Sau khi được sơ cứu theo quy luật 15, bệnh nhân hoặc người nhà cũng cần thông báo đến với bác sĩ chuyên khoa để có thể theo dõi và kịp thời điều chỉnh trong trị liệu.  

Khi chỉ số đường huyết xuống dưới 54 mg/dl, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng hạ đường huyết ở mức độ nặng hơn. 

Các triệu chứng hạ đường huyết mức độ nặng hơn là:  

  • Mất khả năng phối hợp, vận động  
  • Lú lẫn  
  • Hôn mê, co giật  
  • Mất ý thức  

Khi phát hiện các triệu chứng của hạ đường huyết mức độ nặng hơn, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí. 

3.2 Nguyên nhân khiến bạn hạ đường huyết 

Tương tự như nguyên nhân gây tăng đường huyết, nguyên nhân khiến bạn hạ đường huyết cũng  được chia làm 2 nhóm chính, bao gồm:  

Lối sống 

  • Ăn uống: Bỏ bữa, ăn trễ hoặc ăn không đủ thực phẩm chứa carbohydrat trong bữa ăn. Các nguồn carbohydrat bạn có thể cung cấp bao gồm: bánh mì, ngũ cốc, mì ống, khoai tây và trái cây. Việc lựa chọn đúng và đủ nguồn carbohydrat cung cấp sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xây dựng một chế độ ăn uống “nói không với hạ đường huyết”. 

Tham khảo: Thực đơn bữa ăn lành mạnh cho người tiểu đường

  • Uống rượu: Đồ uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Gan là nơi giúp bạn sản xuất và giải phóng đường glucose. Do vậy, nếu gan bị ảnh hưởng thì nồng độ đường huyết của bạn cũng bị ảnh hưởng theo. 
  • Tập luyện: Tập thể dục quá sức, đặc biệt khi tập cường độ cao hoặc tập luyện không có kế hoạch 

Dùng thuốc  

Đang dùng thuốc trị tiểu đường, đặc biệt là dùng insulin, thuốc nhóm sulfonylurea (như glibenclamide và gliclazide), thuốc nhóm glinide (như repaglinide và nateglinide), hoặc một số loại thuốc kháng vi-rút để điều trị viêm gan C đều có thể là nguyên nhân gây hạ đường huyết. 

Tham khảo: Các thuốc sử dụng trong điều trị đái tháo đường 

* Đặc biệt, đôi khi không có lý do rõ ràng tại sao tình trạng hạ đường huyết lại xảy ra. 

3.3 Cách phòng tránh hạ đường huyết 

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có thể giảm nguy cơ bị hạ đường huyết bằng các biện pháp sau: 

CÁCH PHÒNG TRÁNH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT 
Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyênnhận biết các triệu chứng của hạ đường huyết để kịp thời xử trí 

  • Dùng đúng chỉ định các thuốc trị tiểu đường mà bạn đã được bác sĩ kê đơn 
  • Đừng bỏ bữa và luôn mang theo đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống có đường bên mình. Bạn cũng nên ăn bữa nhẹ có chứa carbohydrate (như bánh mì nướng) nếu lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp vào buổi tối trước khi đi ngủ 
  • Cẩn thận khi tập thể dục: Bạn nên: 
    • Ăn một bữa ăn nhẹ chứa  trước khi tập thể dục  
    • Hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều một số loại thuốc trước hoặc sau khi tập thể dục cường độ cao. 
  • Hãy cẩn thận khi uống rượu bia 
    • Không nên uống rượu bia  
    • Nếu bạn uống rượu bia, hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên và ăn một bữa ăn nhẹ chứa carbohydrate sau đó. 
  • Sử dụng máy theo dõi glucose liên tục (CGM) để theo dõi xu hướng thay đổi lượng đường trong máu của mình trong ngày. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc mua máy CGM nếu chưa có.

Nếu bạn đã làm rất nhiều cách rồi vẫn bị hạ đường huyết, hãy trao đổi với bác điều trị để tìm ra nguyên nhân của vấn đề cách giải quyết phù hợp cho tình trạng bệnh của mình nhé! 

Cách phòng tránh hạ đường huyết
Cách phòng tránh hạ đường huyết

Bài viết tham khảo nguồn:  

https://www.nhs.uk/conditions/low-blood-sugar-hypoglycaemia/ 

https://www.cdc.gov/diabetes/basics/diabetic-ketoacidosis.html 

https://www.nhs.uk/conditions/diabetic-ketoacidosis/ 

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/complications/diabetic_ketoacidosis 

https://diabetes.org/diabetes/dka-ketoacidosis-ketones 

http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/HD%20Chan%20doan%20va%20dieu%20tri%20DTD%20tip%202.pdf 

hotrongay
tuvanngay
Previous Post
Newer Post
Shopping Cart (0 items)