FMCFMC

Loại trái cây người tiểu đường không nên ăn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mặc dù trái cây tốt cho sức khỏe, nhưng một số loại có thể ảnh hưởng đến đường huyết của người bệnh tiểu đường. Hiểu rõ về chỉ số đường huyết (GI) và lựa chọn trái cây phù hợp là chìa khóa để kiểm soát bệnh hiệu quả. Bài viết này sẽ tổng hợp những loại trái cây người tiểu đường cần hạn chế, đồng thời cung cấp kiến thức về GI và cách kết hợp trái cây trong chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy cùng FPT Medicare tìm hiểu chi tiết

1. Trái cây khác nhau ảnh hưởng lên đường huyết khác nhau

Qua bài viết trước, chúng ta đã biết rằng nhiều loại trái cây hoàn toàn phù hợp và có ích cho người mắc bệnh tiểu đường, và ăn trái cây nguyên quả sẽ có nhiều lợi ích hơn so với các sản phẩm chế biến từ trái cây. Trái cây không nên được xem là thực phẩm cần tránh trong bênh đái tháo đường, mà nên được xem là một phần không thể thiếu của một chế độ ăn uống cân bằng. Điều quan trọng là bạn cần chọn loại trái cây phù hợp và ăn với lượng vừa phải. 

Vậy làm sao để biết trái cây nào là phù hợp với bệnh đái tháo đường? Việc tìm hiểu về loại trái cây người tiểu đường không nên ăn sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Bạn có biết vì sao cùng là trái cây nhưng lại có những loại khiến đường huyết tăng nhanh, trong khi những loại khác lại tăng chậm? Đó là do chúng có chỉ số đường huyết (GI) khác nhau. Các trái cây có GI cao sẽ khiến đường huyết tăng vọt nhanh chóng, trong khi thực phẩm có GI thấp sẽ giúp đường huyết tăng dần từ từ. Điều này rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường.

Thậm chí, cùng một loại trái cây, giá trị GI có thể khác theo tùy theo thời điểm (độ chín) của trái cây. Trái cây càng chín thì hàm lượng đường càng cao, đồng thời lượng tinh bột càng giảm, làm cho giá trị GI càng cao, chẳng hạn như ở chuối, táo và lê. 

Thực phẩm cũng như trái cây có thể được phân loại dựa trên chỉ số đường huyết (GI), thành ba mức độ: thấp (dưới 55), trung bình (56-69) và cao (trên 70).

2. Chỉ số đường huyêt (GI) của một số loại trái cây phổ biến 

Bạn muốn bổ sung trái cây vào chế độ ăn uống nhưng lại lo lắng về lượng đường? Để biết loại trái cây người tiểu đường không nên ăn, bạn cần tham khảo chỉ số đường huyết (GI). Chúng tôi đã chuẩn bị một bảng tổng hợp chi tiết về chỉ số đường huyết và lượng carbohydrate của các loại trái cây phổ biến. Với bảng này, bạn có thể có cái nhìn khái quát hơn về tác động của các loại trái cây lên mức đường huyết, và đưa ra các lựa chọn phù hợp cho thực đơn của mình.

Tên trái câyGI (chỉ số đường huyết)Hàm lượng carbohydrate (tính bằng g) trên 100g
Dưa hấu757,30 g
Dưa lưới 676,50 g
Chuối chín6522,8 g
Anh đào (cherry) 6314,20 g
Ổi6314,3 g
Xoài chin 60
Quả dứa (thơm)5911 g
Đu đủ chín569,90 g
Đào 568,19 g
Na (mãng cầu ta)54
Nho đen5315 g
Kiwi528,44 g
Xoài xanh5113,50 g
Hồng 5013,70 g
Vải/vải thiều5014 g
Nho trắng4516,10 g
Cam428,04 g
Mận399,60 g
Quả sung3813,40 g
Quả lê389,15 g
Quả táo3811 g
Lựu3513,60 g
Quýt 3011 g
Chanh dây309,40 g
Chanh vàng251,69 g
Dâu tây254 g
Mâm xôi254,20 g
Bưởi256,20 g
Chanh xanh202,25 g

Trái cây ngọt và trái cây ít ngọt hơn 

Chúng ta có thể thấy “độ ngọt” của trái cây một cách tương đối qua chỉ số hàm lượng carbohydrat. Các trái cây ngọt thường có giá trị này cao, chẳng hạn như chuối (22.8 g), anh đào (14,20 g), ổi (14.3 g), … Trong khi đó, các loại trái cây được coi là ít ngọt hơn sẽ có lượng đường thấp hơn, như dưa lưới, dâu tây và trái cây họ cam quýt.

3. Nên chọn loại trái cây nào? 

Các loại trái cây có giá trị GI càng thấp thì càng ít gây biến động mạnh lên lượng đường huyết sau khi ăn. Biết được loại trái cây người tiểu đường không nên ăn sẽ giúp bạn tránh những biến động đường huyết không mong muốn. Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, người bệnh tiểu đường được khuyên là nên ưu tiên chọn các loại trái cây có GI thấp và trung bình. 

Lưu ý: Nhiều người cho rằng khi đã chọn được trái cây có GI thấp thì có thể ăn thoải mái mà không lo tăng đường huyết. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Mặc dù trái cây có GI thấp sẽ làm tăng đường huyết chậm hơn, nhưng nếu ăn quá nhiều, lượng đường trong máu vẫn có thể tăng lên đáng kể, tương tự như ăn một lượng nhất định thực phẩm có GI cao. Do đó, người bệnh tiểu đường cần quan tâm đến cả chỉ số GI và tổng lượng carbohydrate hấp thụ trong một ngày để giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Chính vì vậy, việc xác định loại trái cây người tiểu đường không nên ăn dựa trên GI và lượng carbohydrate là rất quan trọng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải từ bỏ hoàn toàn những loại trái cây yêu thích nếu chúng có giá trị GI cao hơn. Bằng cách kiểm soát khẩu phần ăn và kết hợp với việc theo dõi đường huyết thường xuyên, bạn vẫn có thể thưởng thức đa dạng các loại trái cây mà mình thích một cách có chừng mực. Ví dụ, mặc dù chuối có GI cao hơn táo (tức là chuối làm tăng lượng đường trong máu cao hơn một chút so với táo, nếu ăn một mình), nhưng nếu bạn ăn kèm với các loại thực phẩm khác như các loại đậu hay hạt, lượng đường có thể giải phóng chậm hơn. Cuối cùng, đừng quên rằng việc kết hợp protein và chất béo thực vật với các loại trái cây này sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó ổn định tốc độ hấp thụ đường trong thời gian dài. Điều này không chỉ giúp duy trì mức năng lượng ổn định mà còn hỗ trợ cải thiện đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường. 

Tóm lại, việc lựa chọn trái cây dựa trên GI và kiểm soát khẩu phần là cách tốt nhất để quản lý lượng đường trong máu, và hiểu rõ loại trái cây người tiểu đường không nên ăn cũng đóng vai trò quan trọng. Mỗi người bệnh tiểu đường đều có sự khác biệt về cơ thể, vì vậy việc xác định loại thực phẩm hay trái cây nào phù hợp với cơ thể mình rất quan trọng. Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT Medicare giúp bạn theo dõi mức đường huyết chính xác sau khi ăn bất kỳ món ăn nào, ngay cả trái cây. Từ đó, bạn sẽ biết được những loại trái cây nào có thể làm tăng đường huyết và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Từ đó, bạn có thể tự xây dựng danh sách loại trái cây người tiểu đường không nên ăn một cách cá nhân hóa. Đây chính là cách giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn, đúng với thông điệp “Làm chủ đường huyết, làm chủ cuộc sống” của FPT Medicare.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trái cây người tiểu đường không nên ăn và cách quản lý chế độ ăn uống hiệu quả. Để hiểu hơn về lợi ích của máy đo đường huyết liên tục, bạn có thế tham khảo thêm sản phẩm Máy đo đường huyết liên tục 3P của FPT, hoặc qua các bài viết khác trên trang web https://web.fptmedicare.vn/.

Bài viết tham khảo nguồn: 

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/B978012811297700010X

https://www.fao.org/4/v5030e/v5030e07.htm

https://viendinhduongtphcm.org/Media/Tai_lieu_chuyen_mon/Dinh_duong_noi_khoa/GI_GL.pdfhttps://www.dbl-diabete.fr/tout-sur-le-diabete/alimentation/fruits-diabete

hotrongay
tuvanngay
Previous Post
Newer Post
Shopping Cart (0 items)